Bạn luôn thức dậy vơi cơn hắt hơi nặng nề, xoang tắc và chảy nước mắt? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn xác định vật liệu làm đệm có gây dị ứng không.
Bạn luôn thức dậy vơi cơn hắt hơi nặng nề, xoang tắc và chảy nước mắt? Điều này đã xảy ra thường xuyên và trở thành một phần bình thường của cuộc sống?
Chà, bạn không nhất thiết phải ngủ theo cách này. Nhiều người mắc các vấn đề dị ứng khác nhau và nguyên nhân hay gặp nhất là do đệm của họ. Bạn có thể đổ lỗi do phấn hoa, bụi hoặc các yếu tố khác. Tuy nhiên, nếu tình trạng dị ứng hay xảy ra khi thức dậy, rất có thể nguyên nhân chính là do dị ứng.
Dị ứng có vẻ không phải vấn đề lớn, nhưng chúng có thể phát triển thành các vấn đề nghiêm trọng nếu không giải quyết đúng cách. Và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn xác định được vật liệu làm đệm có phải nguyên nhân gây dị ứng không?
Mối quan hệ giữa đệm và các bệnh dị ứng gì là gì?
Bạn có biết rằng một tấm đệm bẩn là nơi sản sinh hàng ngàn vi khuẩn gây dị ứng? Hầu hết chúng có thể vô hại, nhưng những loài như mạt bụi và các vi khuẩn khác có thể tạo ra các phản ứng dị ứng. Đệm bẩn cũng có thể chứa nấm mốc, điều này thậm chí còn tồi tệ hơn. Đệm cũ có xu hướng tích tụ nhiều vi khuẩn hơn. Do đó, nếu bạn đã ngủ trên đệm trong nhiều năm, đó có thể là những ổ vi khuẩn nhỏ bên trong đệm.
Nhìn chung, con người nên tránh tiếp xúc gần với vi khuẩn có hại. Khi ngủ trên đệm có những loại vi khuẩn nêu trên, bạn có thể gặp phải các vấn đề dị ứng.
Vi khuẩn xâm nhập vào đệm bằng cách nào?
Điều này xuất phát từ thiết kế thấm hút của đệm. Khi chúng ta nằm trên đệm, chúng sẽ hút mồ hôi và các tế bào chết trên da. Không có gì mà các vi sinh vật yêu thích hợp 2 loại chất thải này của con người. Ngoài ra, các yếu tố góp phần vào sự phát triển của vi khuẩn là độ ẩm cao và mức nhiệt ấm.
Hãy lấy mốc làm ví dụ. Nó có thể phát triển mạnh trong một tấm đệm ấm áp và thấm mồ hôi. Nấm mốc được biết đến là nguyên nhân gây ho và hen suyễn. Tình trạng cơ thể tiết ra mồ hôi có thể dẫn đến bệnh chàm. Điều này dễ xảy ra trên vật liệu làm đệm memory foam do chúng không thoáng khí.
Nấm mốc không phải điều duy nhất bạn nên lo lắng khi nhìn thấy trên đệm. Những con mạt bụi cũng khiến bạn có những đêm mất ngủ. Bọ ve là côn trùng nhỏ ăn các tế bào da chết ở người. Về bản chất, mạt bụi không ảnh hưởng đến con người, song chất thải cũng gây nên các phản ứng dị ứng như hắt hơi, ho…
Nếu đệm có quá nhiều mạt bụi, bạn không nên ngạc nhiên khi thức dậy với nước mắt giàn giụa và tắc xoang. Mặc dù dị ứng với mạt bụi thường tự khỏi khi bạn tránh xa tác nhân kích hoạt, nhưng nó có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh hen suyễn về lâu dài.
Vật liệu làm đệm có gây dị ứng không?
Một số người nhạy cảm với cao su tự nhiên. Khi da tiếp xúc trực tiếp với đệm cao su, họ sẽ bắt đầu ngứa ngáy, phát ban. Dị ứng mủ cao su có thể biểu hiện trực tiếp bằng dấu hiệu như hen suyễn.
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có được chẩn đoán chính xác nhất. Nếu bị dị ứng, bạn nên tránh xa các loại đệm này.
Làm thế nào để ngăn ngừa dị ứng đệm?
Không có phương pháp chữa trị nào cho căn bệnh dị ứng. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể được điều trị. Một trong những biện pháp điều trị hiệu quả nhất là tránh các tác nhân gây bệnh. Điều đó có nghĩa bạn nên ngừng ngủ trên đệm mãi mãi? Không hẳn vậy. Dưới đây là một số cách giúp bạn ngăn ngừa dị ứng đệm.
Thay thế đệm cũ
Một tấm đệm có tuổi thọ từ 7-10 năm nếu được chăm sóc và bảo dưỡng đúng cách. Đây là mục tiêu của hầu hết chúng ta do ai cũng muốn tối ưu khoản đầu tư của mình. Tuy nhiên, đệm càng cũ thì càng có nhiều vi khuẩn, mạt bụi và nấm mốc bên trong đệm. Đây là tất cả các yếu tố kích thích phản ứng dị ứng.
Nếu bạn đã sở hữu một tấm đệm trong thời gian dài, có thể đã đến lúc nên thay đệm mới. Dấu hiệu hao mòn chính là báo hiệu đã đến lúc bạn nên thay đệm mới. Nếu lý do chính khiến bạn phải thay đệm là do dị ứng, hãy ưu tiên tấm đệm chống dị ứng như Dunlopillo. Những chiếc đệm này có thể phù hợp với bạn.
Chọn đệm có công nghệ làm mát
Một tấm đệm thoáng khí không chỉ ngăn ngừa mồ hôi hiệu quả. Nó cũng ngăn chặn vi khuẩn gây dị ứng. Đệm memory foam có số lượng vi khuẩn gây dị ứng cao nhất do không tản nhiệt. Điều này khiến người ngủ đổ mồ hôi nhiều hơn.
Khi bạn kết hợp vật liệu làm đệm này với nhiệt độ phòng cao, nó sẽ trở thành nơi sản sinh của mạt bụi và nấm mốc. Đệm có công nghệ làm mát cũng thúc đẩy luồng khí luân chuyển, không tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
Làm sạch đệm thường xuyên
Thật đáng báo động khi nhiều người quên làm sạch đệm thường xuyên. Hầu hết mọi người giặt chăn ga gối và quên đi nó. Bạn nên vệ sinh vỏ bọc đệm thường xuyên. Trước khi tháo bọc, hãy xác nhận xem nó có an toàn hay không. Một số tấm đệm chứa sợi thủy tinh sẽ làm ô nhiễm ngôi nhà của bạn.
Việc hút bụi đệm cũng cho phép bạn loại bỏ các sinh vật nhỏ như mạt bụi và chất thải của chúng. Nó cũng giúp loại bỏ phấn hoa, một nguyên nhân gây dị ứng phổ biến khác. Sử dụng nhiệt cũng là phương pháp tuyệt vời để tiêu diệt vi khuẩn. Nhiệt độ khoảng 130 độ F sẽ loại trừ mọi sinh vật gây dị ứng trong đệm của bạn.
Hãy thử chất kháng khuẩn tự nhiên
Thay thế đệm cũ bằng một chiếc đệm mới có đặc tính kháng khuẩn là cách tốt nhất để đánh bại dị ứng. Tuy nhiên, đây là một khoản đầu tư lớn. Nếu hiện tại không quá dư dả, bạn nên thử dùng chất kháng khuẩn như dầu khuynh diệp, dầu cây chè… Chúng sẽ tiêu diệt mọi vi khuẩn trên đệm và đem lại hương thơm tự nhiên mát dịu.
Mua vỏ bọc microfiber không gây dị ứng
Đây là giải pháp thay thế tuyệt vời cho chiếc đệm chống dị ứng. Lớp vỏ bọc này không gây dị ứng, ngăn cản mồ hôi và vi khuẩn xâm nhập vào bên trong đệm. Bằng cách loại bỏ các thành phần chính, nấm mốc và mạt bụi sẽ không phát triển trên đệm của bạn. Và kết quả là bạn sẽ thức dậy với cảm giác khỏe mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ.
Vệ sinh đệm đúng cách
Khâu vệ sinh đệm kém sẽ thu hút vi khuẩn, từ đó gây nên các phản ứng dị ứng. Bạn có thường ăn uống trên đệm không? Rất có thể thức ăn còn sót lại sẽ rơi vãi trên giường và thu hút mạt bụi. Vệ sinh đệm đúng cách đảm bảo không có thức ăn hoặc đồ uống làm bẩn đệm của bạn. Điều này đảm bảo nó luôn sạch sẽ. Nếu bạn vô tình làm như vậy, hãy nhớ lau sạch vết bẩn bằng khăn khô để hơi ẩm không ngấm vào đệm.
Các mẹo giảm dị ứng khác cho đệm
Càng thường xuyên thay ga giường càng tốt. Bạn không nên ngủ trên cùng 1 tấm ga giường trong cả tuần. Điều đó cũng xảy ra với vỏ gối. Hãy thay ga giường ít nhất 2 lần/1 tuần.
- Hãy cẩn thận khi mua đệm. Luôn chọn đệm có đặc tính kháng khuẩn hoặc những loại có dán nhãn chống dị ứng. Đừng mua một chiếc đệm như vậy nếu bạn dị ứng với cao su hoặc bất kỳ chất liệu nào khác.
- Đảm bảo phòng ngủ luôn sạch sẽ. Sự thật là mạt bụi không thường tự đến mà do các tế bào da chết, thức ăn cùng những thứ khác còn sót lại.
- Luôn cố gắng giữ độ ẩm phòng ngủ ở mức thấp. Chúng ta nhận thấy rằng độ ẩm cao chính là nguyên nhân gây dị ứng đệm.
- Nếu bạn không vệ sinh bằng nhiệt, hãy phơi đệm ngoài nắng khoảng vài giờ. Điều đó sẽ giết chết bất kỳ sinh vật nào ẩn náu bên trong.
- Không để bày hoa trong phòng ngủ. Những điều này có xu hướng làm tăng độ ẩm.
- Dù bạn yêu thú cưng đến mức nào, hãy tránh dành để chúng trèo lên giường ngủ.
Đệm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Đệm có thể là nguồn gốc gây dị ứng. Tuy nhiên, đó không phải là cách duy nhất mà đệm ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây là một số vấn đề khác.
- Đệm không đủ hỗ sẽ gây đau lưng
- Đệm võng có thể dẫn đến đau cổ
- Nếu đệm siêu cứng, bạn sẽ thức dậy với các cơn đau khớp
- Một chiếc đệm không được làm sạch sẽ gây đổ mồ hôi ban, từ đó buộc bạn phải thức cả đêm.
Kết luận
Dị ứng có thể rất khó chịu , đặc biệt vào buổi sáng. Nếu đệm là nguyên nhân gây dị ứng, bạn nên thay đệm càng sớm càng tốt. Ý tưởng mua đệm không sợi thủy tinh có vẻ quá sức nhưng là giải pháp tốt nhất trong trường hợp này.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn giải tỏa được nhầm lẫn về đệm và dị ứng. Chúng tôi cũng đã chia sẻ các mẹo giúp bạn có thể ngăn ngừa dị ứng đệm. Nếu các triệu chứng dị ứng trở nên nghiêm trọng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Đừng quên nói với họ về chiếc đệm của bạn.
Để được tư vấn và đặt mua đệm cao su Đồng Phú, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ showroom gần nhất thuộc Demdongphu.com.