Nếu không may mắc bệnh ghẻ, bạn có lẽ đang nghĩ, “Tôi sẽ làm bất cứ điều gì để chấm dứt tình trạng này!” Và chúng tôi hiểu rằng, cái ghẻ gây khó chịu, bực bội, và thực sự kinh tởm.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về bệnh ghẻ, cách lây lan, cách điều trị và những việc bạn có thể làm để bảo vệ không gian ngủ quý giá của mình.
Cái ghẻ là gì?
Ghẻ là một bệnh nhiễm trùng da do một loại ký sinh trùng gây ngứa ở người có tên chính thức là “Sarcoptes scabiei var. hominis”, hay còn gọi là cái ghẻ. Loài vật này cực nhỏ này đào hang ở lớp trên cùng của da người để sinh sống và đẻ trứng. Nguồn thức ăn chính của nó là máu chủ thể.
Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ghẻ gồm:
- Ngứa dữ dội, đặc biệt vào ban đêm.
- Phát ban trên da như mụn nhọt.
- Da bị phồng rộp, lở loét và đóng vảy
- Những vết cắn rất nhỏ trên bề mặt da
- Những đường nhỏ nhô lên và cong trên da, thường có màu xám hoặc cùng tông màu da.
- Vảy dày và đóng vảy trên da (với trường hợp ghẻ Na Uy)
Cái ghẻ được tìm thấy trên khắp thế giới ở những người thuộc mọi chủng tộc và tầng lớp xã hội. Trên thực tế, WHO ước tính có khoảng 200 triệu người mắc bệnh ghẻ tại bất kỳ thời điểm nào. Con ghẻ có xu hướng lây lan tốt hơn ở nơi đông người với nhiều tiếp xúc vật lý, chẳng hạn như viện dưỡng lão, cơ sở chăm sóc mở rộng, cơ sở chăm sóc trẻ em và nhà tù. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là chúng có thể bị nhiễm ở bất cứ đâu.
Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ
Cái ghẻ thường lây lan qua đường tiếp xúc da kề da trực tiếp. Chúng cũng có thể lây lan qua việc tiếp xúc với những thứ như quần áo, khăn tắm và đồ trải giường mà người nhiễm sử dụng. Bạn không thể bị ghẻ từ vật nuôi.
Thông thường, chỉ có 10-15 cái ghẻ sống trên một người. Điều này khiến việc tìm bằng chứng xâm nhập trở nên khó khăn. Sẽ dễ chẩn đoán nếu có hơn 1 người trong nhà cũng đang biểu hiện các triệu chứng. Ghẻ Na Uy có thể lên tới hàng nghìn con, từ đó khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên rõ ràng, dễ lây lan hơn nhiều.
Cái ghẻ có sống trong đệm không?
Có. Mặc dù ghẻ thích bám trên cơ thể, nhưng chúng vẫn có thể bám vào đệm của bạn. Điều này do một số cái ghẻ rơi ra khi con người nằm xuống. Chúng phải đợi đến khi có người khác đến để ăn tiếp. Tuy nhiên, đường lây truyền phổ biến nhất vẫn là thông qua da kề da thay vì tiếp xúc với đồ vật đã qua sử dụng.
Chúng tôi chắc chắn rằng bạn đang muốn những sinh vật nhỏ bé này tránh xa giường ngủ. Vậy hãy cùng khám phá một số con đường đưa chúng đến và cách đuổi chúng đi.
Ghẻ có sống trong chăn ga gối không?
Có, ghẻ có thể sống tạm thời trong ga giường, chăn, vỏ gối và các vật dụng giường khác. Tuy nhiên, đường tiếp xúc qua giường thường phổ biến hơn với ghé Na Uy. Nguyên nhân chủ yếu là do chúng có số lượng tồn tại trên 1 cá thế nhiều hơn, hàng nghìn con so với mức thông thường từ 10-15 con. Nếu không thể tiếp cận máu người trong vòng vài ngày, cái ghẻ sẽ chết.
Cái ghẻ tồn tại trên đệm bao lâu?
Ghẻ chỉ sống được thời gian ngắn trên đệm. Chúng có thể sống lâu hơn nếu tiếp xúc với con người hoặc nguồn thức ăn (tức là máu người). Mỗi loài vật có có loại ghẻ riêng, nên thú cưng sẽ không lây ghẻ từ chủ. Vì vậy, một khi bắt đầu xử lý nguồn thức ăn của chúng (là chính bạn), đồng nghĩa với việc bạn đang đưa chúng khỏi đệm.
Các yếu tố quyết định tuổi thọ ghẻ trên đệm
Sự thật thực sự rất ngắn gọn: ghẻ không thể sống thiếu bạn. Bạn có thể rút ngắn thời gian tồn tại của chúng trên nệm của bạn nếu bạn giữ chúng tránh xa nguồn thức ăn của chúng. Các yếu tố quyết định tuổi thọ của ghẻ trên nệm của bạn bao gồm:
- Bạn đang điều trị bệnh ghé không?
- Bạn có dùng tấm nệm đó khi đang điều trị không?
- Bạn có sử dụng vỏ đệm có khóa kéo trong và vài ngày sau điều trị không?
- Bạn có thường xuyên vệ sinh nệm trong quá trình điều trị không?
- Bạn có vệ sinh nệm sau khi xử lý không?
Khi hiểu được cái ghẻ sống như thế nào và ở đâu, bạn sẽ nắm rõ cách giữ chúng tránh xa đệm và cuộc sống của mình. Vậy chúng ta hãy đi sâu vào một số chi tiết dưới đây.
Cái ghẻ sống được bao lâu?
Ghẻ có thể sống 1-2 tháng trên người. Khi ở xa nguồn thức ăn, chúng sẽ chết trong vòng 48-72 giờ, nhiều nhất là 3 ngày. Chúng cũng không thể sống sót ở nhiệt độ cao. Những con ghẻ tiếp xúc với nhiệt độ 122 độ F (50 độ C) sẽ chết trong vòng 10 phút. Nhiều máy làm sạch bằng hơi nước cũng tiêu diệt ghẻ hiệu quả cũng vì lý do này.
Ghẻ sống trên ga giường bao lâu?
Khoảng thời gian mà ghẻ sống trên ga giường phụ thuộc vào một số yếu tố. Nếu bạn hiện đang điều trị ghẻ (thường là thuốc bôi ngoài da như benzyl benzoate hoặc permethrin), hãy vệ sinh ga giường và xử lý đệm thường xuyên để ngăn ngừa tái nhiễm. Chỉ có khoảng 5% số người bị ghẻ cần điều trị lần thứ 2. Nếu không cần phải điều trị lại trong 30 ngày qua, bạn thường không bị ghẻ nữa và có thể tiếp tục thói quen như bình thường. Mặt khác, bạn không cần vệ sinh vật dụng chưa đụng vào ít nhất 7 ngày trước khi bắt đầu điều trị.
Cái gì có thể diệt ghẻ trên đệm?
Do ghẻ không thể sống thiếu thức ăn, bạn có thể khử trùng đệm bằng cách tránh xa ít nhất 72 giờ hoặc sử dụng vỏ đệm có khóa kéo trong và sau khi điều trị vài ngày. Bạn có thể khử trùng bộ đồ giường bằng cách hấp hoặc giặt máy bằng nước nóng, sau đó sấy khô ở nhiệt độ cao. Dịch vụ giặt khô chuyên nghiệp cũng hiệu quả. Với ghẻ đóng vảy, bạn cũng nên hút bụi đồ nội thất và thảm.
Nếu bạn không thể sử dụng các kỹ thuật kể trên, đặc biệt là đệm không thể vệ sinh hơi nước, hãy tham khảo các phương pháp dưới đây. Chúng tốt hơn cho bề mặt cứng và các vật dụng khác.
Lysol có diệt ghẻ được không?
Có. Lysol có thể diệt ghẻ. Bạn có thể sử dụng trên đệm miễn là nhà sản xuất không khuyến cáo về chất tẩy này. Lysol cũng hữu ích để vệ sinh bề mặt cứng và các món đồ nội thất không thể làm sạch bằng hơi nước. Lưu ý, không sử dụng sản phẩm Lysol trực tiếp trên da do có thể gây kích ứng nghiêm trọng hoặc tổn thương.
Thuốc tẩy có diệt được ghẻ không?
Có, thuốc tẩy tiêu diệt cái ghé khá hiệu quả. Điều quan trọng là phải pha loãng dung dịch thuốc tẩy theo hướng dẫn trên bao bì. Bạn cũng nên cẩn thận khi sử dụng thuốc tẩy trên các bề mặt dễ hư hại. Thêm vào đó, bạn cần tránh để da tiếp xúc trực tiếp với thuốc, tốt nhất là đeo găng tay để tránh bị kích ứng hoặc bỏng hóa chất. Nếu nhạy cảm với mùi, bạn có thể đeo khẩu trang để bảo vệ xoang.
Rượu có diệt được ghẻ không?
Có thể. Việc xát cồn đôi khi được khuyến cáo để diệt ve trên bề mặt cứng. Tuy nhiên, vẫn còn một số tranh cãi về việc liệu nó có hiệu quả khi sử dụng trực tiếp trên da không. Tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để nhận được điều trị thích hợp.
Lô hội có diệt ghẻ được không?
Có. Lô hội được chứng minh có hiệu quả như benzyl benzoate (một loại thuốc điều trị cái ghẻ). Nó cũng giảm kích ứng và ngứa ngáy do ghẻ gây ra do đặc tính làm dịu tự nhiên. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xem liệu lô hội có phải phương pháp điều trị thay thế hoặc bổ sung tốt cho bạn không. Lô hội không được khuyến khích để làm sạch đồ nội thất.
Giấm trắng có diệt được ghẻ không?
Có lẽ là không. Dung dịch giấm trắng giúp vệ sinh nhẹ nhàng các món đồ, nhưng có thể không diệt được cái ghẻ. Có một số ý kiến cho rằng giấm táo điều trị được ghẻ trên da. Thật không may, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào chứng minh cho những tuyên bố đó. Hầu hết các chuyên gia tin rằng một trong những phương pháp kể trên sẽ giúp điều trị cái ghẻ tốt hơn.
Xà phòng có diệt được ghẻ không?
Xà phòng thông thường chỉ giúp rửa trôi một số con ghẻ khỏi bề mặt cứng nhưng, không hiệu quả trong việc tiêu diệt. Xà phòng pha 6-10% lưu huỳnh đôi khi hữu ích trong quá trình điều trị da, nhưng bạn chỉ nên sử dụng khi có bác sĩ giám sát. Bạn không nên sử dụng xà phòng lưu huỳnh trên đồ nội thất hoặc bề mặt khác do nó có thể làm ố hoặc để lại mùi hôi khó chịu.
Câu hỏi thường gặp
Tôi nên đóng cửa phòng bao lâu để phòng cái ghẻ?
Bạn nên đóng cửa phòng ít nhất 72 giờ hoặc sử dụng vỏ bọc nệm có khóa kéo trong vài tuần. Nếu người bị nhiễm bệnh bị ghẻ đóng vảy, bạn cũng nên hút bụi đồ đạc và thảm. Nếu muốn cẩn thận hơn, bạn có thể giặt đồ giường bằng nước nóng, sấy khô ở nhiệt độ cao.
Làm sao để biết giường có cái ghẻ không?
Nếu bạn mới được chẩn đoán mắc bệnh ghẻ, khả năng là giường của bạn cũng có ghẻ. Nếu bạn không sử dụng giường trong hơn 7 ngày trước khi bắt đầu điều trị, có thể giường không có ghẻ. Nếu không có ai nằm trên giường của bạn trong 72 giờ qua, có thể giường không có ghẻ.
Dấu hiệu nào cho thấy tình trạng ghẻ đã được loại bỏ?
Các dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm cái ghẻ đã được điều trị dứt điểm bao gồm sự biến mất của bất kỳ nốt phát ban, mụn nước, vết xước, vảy cũng như các lỗ nhỏ trên da. Bạn cũng không còn cảm thấy ngứa nữa. 72 giờ sau khi tình trạng nhiễm trùng biến mất, bạn có thể tiếp tục sử dụng đồ nội thất và giường ngủ của mình.
Bệnh gì thường bị nhầm lẫn với bệnh ghẻ?
Phản ứng thuốc, dị ứng và phát ban da thường bị nhầm lẫn với bệnh ghẻ. Việc tiếp xúc với cái ghẻ trong nhà cũng khiến các triệu chứng tái lại dù đã khỏi bệnh ghé. Điều này do phản ứng chéo giữa các kháng nguyên của cái ghẻ.
Ghẻ có ẩn náu trong đệm không?
Về mặt kỹ thuật, ghẻ không ẩn náu trong nệm. Chúng không thể sống xa nguồn thức ăn (da người) trong vài ngày. Tuy nhiên, ghẻ có thể tạm thời trú ngụ trong đệm nếu người nằm bị nhiễm bệnh hoặc nếu có nguồn cung cấp da (hay còn gọi là bụi) để chúng tiêu thụ.
Kết luận
Bây giờ chúng ta đã biết ghẻ có thể sống trên đệm bao lâu, bạn có thể tập trung hơn vào việc chăm sóc bản thân. Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh ghẻ, hãy trao đổi với bác sĩ về các phương án điều trị. Các phương pháp nêu trong bài viết này giúp giữ cho đồ đạc sạch sẽ để ngăn ngừa tái nhiễm. Bạn cũng nên ghi nhớ những mẹo này để ngăn ngừa ghẻ bám vào đệm.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có được giải pháp hiệu quả nhất cho giấc ngủ ngon. Để được tư vấn và đặt mua đệm cao su Đồng Phú, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ showroom Demdongphu.com gần nhất.